Activation là gì? Bật mí chiến lược Marketing thương hiệu

Activation là gì? Đây là hình thức áp dụng cho chiến lược marketing của doanh nghiệp được ưa chuộng nhất. Dưới đây là bài viết về Activation là gì? Bật mí chiến lược Marketing thương hiệu được LuxEvent tổng hợp gửi cho bạn. Cùng tham khảo và tìm hiểu ở bài viế dưới nhé!

Tìm hiểu thêm: Quy trình các bước tổ chức sự kiện thành công chi tiết

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Activation là gì?

Activation là gì? Activation hay còn gọi là Brand Activation. Đây là quá trình kích hoạt thương hiệu bằng việc thực hiện tổ chức các hoạt động, sự kiện trực tiếp hay gián tiếp. Hay dễ hiểu hơn, Activation là chiến lược tiếp thị được sử dụng tạo ra tương tác với khách hàng. Đồng thời tạo nhận thức về thương hiệu một cách cụ thể. 

Mục tiêu của Activation là mang lại những trải nghiệm thú vị, độc đáo cho khách hàng tham gia. Cùng với đó tạo dựng tình cảm, tính tích cực và kết nối thương hiệu tới khách hàng. Thông thường Activation được tổ chức dưới dạng sự kiện, các chương trình khuyến mại, gian hàng tương tác,….

Activation là gì? Activation hay còn gọi là Brand Activation. Đây là quá trình kích hoạt thương hiệu bằng việc thực hiện tổ chức các hoạt động, sự kiện trực tiếp hay gián tiếp
Activation là gì? Activation hay còn gọi là Brand Activation. Đây là quá trình kích hoạt thương hiệu bằng việc thực hiện tổ chức các hoạt động, sự kiện trực tiếp hay gián tiếp

Các loại hình activation

Tùy vào từng loại hình của Activation mà nó có thể giúp các chiến dịch marketing thương hiệu được thành công. Đồng thời, dựa vào xác định mục tiêu, đối tượng hướng tới và địa điểm tổ chức. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại hình Activation cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 6 loại hình cơ bản và phổ biến nhất của Activation mà bạn nên tìm hiểu, tham khảo:

1. Loại hình Activation – Tiếp thị trải nghiệm

Đây được coi là một trong hình thức phổ biến nhất trong Activation. Nó tạo ra trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Đồng thời tạo dấu ấn thương hiệu trong đầu khách hàng một cách hiệu quả hơn. Vì là trải nghiệm trực tiếp nên hình thức này không cần quá tập trung nhiều vào quảng cáo hay các kênh truyền thông. Tiếp thị trải nghiệm cho khách hàng trực tiếp cảm nhận thông qua các hoạt động tại sự kiện như buổi thử nghiệm sản phẩm, trò chơi,…

Ví dụ cụ thể: Hãng thương hiệu Philips đã dùng máy xay của mình tạo ra một loại đồ uống trái cây tươi mới. Họ mang đến chợ mời mọi người dùng thử. Ai cũng tò mò được làm từ gì và hãng Philips tiết lộ rằng đó là nhờ dòng máy xay sinh tố của họ.

Loại hình Activation - Tiếp thị trải nghiệm
Loại hình Activation – Tiếp thị trải nghiệm

2. Miễn phí sản phẩm mẫu

Bên cạnh tiếp thị trải nghiệm, miễn phí sản phẩm mẫu cũng là hình thức phổ biến và được dùng nhiều trong các sự kiện. Nó là hoạt động cung cấp một lượng nhỏ sản phẩm miễn phí để khách hàng có thể trải nghiệm, sử dụng thử. Với hình thức miễn phí sản mẫu, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích tiêu biểu như:

  • Giúp khách hàng phát triển được lòng tin, sự trung thành cho thương hiệu.
  • Kích thích tiêu dùng, tạo động lực mua hàng tăng doanh số cho doanh nghiệp.
  • Lấy được đánh giá, phản hồi và ý kiến từ khách hàng một cách trực tiếp.

Ví dụ điển hình: Tại một lễ hội, thay vì chen chúc nhau trên con đường để lấy nước miễn phí. Hãng nước giải khát Mountain Dew đã có cách làm táo bạo, họ dùng chiếc xe tải khổng lồ mang tên thương hiệu. Sau đó đi xung quanh sự kiện và phát nước miễn phí.

Miễn phí sản phẩm mẫu
Miễn phí sản phẩm mẫu

3. Activation trong cửa hàng

Activation trong cửa hàng là hoạt động để quảng bá, tương tác với sản phẩm trực tiếp tại quầy cửa hàng. Từ đó, khách hàng có thể vừa trải nghiệm sản phẩm vừa có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mại. Để đạt hiệu tốt từ Activation trong cửa hàng, bạn cần có ý tưởng độc đáo để tạo ra trải nghiệm độc đáo, thu hút khách hàng. Đồng thời, hãy nhớ đánh giá kết quả để cải thiện chiến lược Activation trong cửa hàng một cách hiệu quả hơn.

Activation trong cửa hàng
Activation trong cửa hàng

4. Tiếp thị trực tuyến

Tiếp thị trực tuyến là hình thức bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thương hiệu qua kênh trực tuyến, công nghệ số. Với hình thức này, bạn có thể tiếp cận các khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội, website, email marketing,… Đồng thời, việc đánh giá cũng được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Nhờ vào mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi,…. các công cụ để tối ưu hóa chiến dịch này.

Tiếp thị trực tuyến
Tiếp thị trực tuyến

5. Tiếp thị khuyến mãi

Tiếp thị khuyến mãi cũng là một trong những hình thức được áp dụng nhiều nhất khi doanh nghiệp tổ chức Activation. Các hoạt động của hình thức này có thể bao gồm từ giảm giá, khuyến mãi phần trăm đến tặng quả. Điều này nhằm tạo sức hấp dẫn, quan tâm đặc biệt tới khách hàng.

6. Truyền thông mạng xã hội

Truyền thông mạng xã hội là hình thức cuối cùng trong Activation. Thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,…. bạn có thể định hướng nội dung và phân tích đối tượng mục tiêu. Khách hàng có thể tương tác, chia sẻ, thảo luận cùng thương hiệu để môi trường online gần gũi hơn. 

Truyền thông mạng xã hội
Truyền thông mạng xã hội

Bạn có biết: Sampling là gì? Cách xây dựng chiến lược sampling hiệu quả

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Lợi ích của activation

Bên cạnh hiểu được Activation là gì? Việc kích hoạt thương hiệu Activation là chiến lược tiếp thị quan trọng để doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng. Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích của Activation mà bạn nên tham khảo:

1. Tăng cường nhận thức thương hiệu

Activation giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đồng thời giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp đến với họ. Các hoạt động Activation có sự sáng tạo và hấp dẫn sẽ rất dễ tạo tiếng vang. Điều này khiến thương hiệu của doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông.

Tăng cường nhận thức thương hiệu
Tăng cường nhận thức thương hiệu

2. Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ với họ. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực và đáng nhớ. Điều này sẽ khuyến khích lòng trung thành của khách hàng, khiến họ quay lại với doanh nghiệp nhiều hơn.

3. Tạo nguồn dữ liệu khách hàng

Việc tổ chức Activation còn có thể giúp bạn thu thập dữ liệu có giá trị về khách hàng. Ví dụ như thông tin liên hệ, sở thích và hành vi, nhu cầu mua sắm. Dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện các chiến dịch tiếp thị của bạn. Đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.

Tạo nguồn dữ liệu khách hàng
Tạo nguồn dữ liệu khách hàng

4. Thúc đẩy tăng doanh số

Activation còn có thể giúp thương hiệu doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng trực tiếp bằng cách khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng có thể thúc đẩy doanh số bán hàng gián tiếp bằng cách nâng cao nhận thức về thương hiệu. Cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

5. Phân biệt thương hiệu hiệu quả

Giúp bạn phân biệt thương hiệu của mình với các đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm độc đáo, khác biệt với đối thủ. Bạn có thể khiến thương hiệu của mình trở nên đáng nhớ và thu hút khách hàng. 

Phân biệt thương hiệu hiệu quả
Phân biệt thương hiệu hiệu quả

Cách xây dựng chiến dịch activation hiệu quả

Để xây dựng chiến dịch activation một cách hiệu quả. Sau đây, LuxEvent sẽ chỉ cho bạn một vài cách xây dựng chiến dịch Activation với 4 bước cơ bản dưới đây:

1. Xác định mục tiêu cụ thể

Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Activation. Ví dụ như tăng doanh thu bán hàng, tạo dựng với mối quan hệ khách hàng hay đơn giản là tăng nhận diện thương hiệu. Từ đó, bản kế hoạch tổ chức cũng như chiến dịch Activation được rõ ràng hơn. Bạn có thể đặt mục tiêu theo mô hình SMART. Ví dụ như bạn muốn tăng doanh thu lên 20% trong vòng 2 tháng bằng cách tạo chương trình khuyến mãi và tương tác trên mạng xã hội.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Khi bạn đã xác định rõ ràng tệp khách hàng của mình. Bạn có thể tập trung triển khai công việc của Activation, hướng tới sự trải nghiệm và thông điệp hấp dẫn hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một hồ sơ chi tiết về khách hàng từ sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng của họ.

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

3. Dùng giải pháp trực tuyến

Thông thường khi sử dụng giải pháp trực tuyến kỹ thuật số sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra còn tăng tính kết nối, tương tác với thị trường cũng như khách hàng tiềm năng trong tương lai.

4. Nhận mẫu sản phẩm dạng kỹ thuật số

Với bước này, bạn có thể lấy sản phẩm mẫu làm dưới dạng kỹ thuật số. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận, xây dựng được cơ sở dữ liệu khách hàng. Đồng thời tiết kiệm chi phí so với chiến dịch truyền thống khác. 

Để triển khai tốt công tác tổ chức Activation bạn cần tuân thủ một số yếu tố như:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng.
  • Nắm vững tệp khách hàng của mình.
  • Xây dựng nội dung phù hợp.
  • Lựa chọn kênh thực hiện chiến dịch hiệu quả.
  • Đo lường chiến dịch qua con số chuyển đổi, thu thập phản hồi dữ liệu của khách hàng.
  • Điều chỉnh chiến dịch để nâng cao hiệu quả một cách tốt nhất.
Nhận mẫu sản phẩm dạng kỹ thuật số
Nhận mẫu sản phẩm dạng kỹ thuật số

Tổ chức sự kiện cần những gì? Công việc cần ưu tiên là công việc nào? Xem ngay

Lưu ý khi thực hiện activation

Vì Activation là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong marketing. Ngoài ra, nó là nơi nuôi dưỡng sự tương tác giữa khách hàng. Để thực hiện Activation tốt, bạn cần lưu ý 3 mục nhỏ chính sau đây:

1. Dự trù ngân sách

Hãy lập một kế hoạch ngân sách rõ ràng, chi tiết. Điều này dự tính được chi phí cho hoạt động này là bao nhiêu. Dự trù kinh phí tổ chức sự kiện cũng làm giảm trường hợp tiêu chi các vấn đề phát sinh không đáng có.

Dự trù ngân sách
Dự trù ngân sách

2. Mục tiêu của chiến dịch phải rõ ràng

Lưu ý tiếp theo, bạn cần phải đặt rõ mục tiêu cho chiến dịch Activation. Đây coi là điều kiện tiên quyết để tạo ra thành công. Ngoài ra, biết khách hàng thành người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội cũng giúp cho các hoạt động bổ trợ mục tiêu được hiệu quả hơn. 

Mục tiêu của chiến dịch phải rõ ràng
Mục tiêu của chiến dịch phải rõ ràng

3. Tất cả đều cần sự thống nhất

Trong chiến dịch Activation bạn cần thống nhất toàn bộ từ ấn phẩm truyền thông, trang trí,… đến nhân sự phụ trách chăm sóc. Để xây dựng thương hiệu bền vững, đòi hỏi bạn cần cả một quá trình. Đừng tin tưởng hay mong đợi về chiến dịch thành công chỉ sau một đêm.

Tất cả đều cần sự thống nhất
Tất cả đều cần sự thống nhất

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Ví dụ về các chiến dịch activation thành công

Một vài ví dụ cho chiến dịch Activation thành công mà bạn có thể tham khảo tại thị trường Việt Nam như:

1. Chiến dịch “Vũ điệu rửa tay” của Lifebuoy

  • Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh tật.
  • Hoạt động: Khuyến khích mọi người tham gia quay video bản thân thực hiện điệu nhảy rửa tay theo nhạc. Sau đó, chia sẻ lên mạng xã hội với hashtag #VũđiệuRửaTay.
  • Kết quả: Chiến dịch đã thu hút hàng triệu lượt tham gia, góp phần nâng cao nhận thức về thói quen rửa tay đúng cách. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lúc bấy giờ.
Chiến dịch "Vũ điệu rửa tay" của Lifebuoy
Chiến dịch “Vũ điệu rửa tay” của Lifebuoy

2. Chiến dịch “Share a Coke” của Coca – Cola

  • Mục tiêu: Tăng cường kết nối giữa thương hiệu Coca – Cola với người tiêu dùng thông qua việc cá nhân hóa sản phẩm.
  • Hoạt động: In tên người dùng lên lon Coca – Cola. Khuyến khích họ chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ cùng bạn bè, gia đình lên mạng xã hội.
  • Kết quả: Chiến dịch đã tạo nên cơn sốt trên thị trường, giúp Coca – Cola gia tăng tương tác với khách hàng và củng cố vị thế thương hiệu.
Chiến dịch "Share a Coke" của Coca - Cola
Chiến dịch “Share a Coke” của Coca – Cola

3. Chiến dịch “Mùa hè rực rỡ” của Clear

  • Mục tiêu: Tăng doanh số bán sản phẩm dầu gội Clear trong mùa hè.
  • Hoạt động: Tổ chức các hoạt động giải trí tại các bãi biển, khu du lịch, kết hợp phát mẫu thử sản phẩm và mini game trên mạng xã hội.
  • Kết quả: Chiến dịch đã thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ.  Giúp Clear gia tăng doanh số bán hàng và khẳng định vị thế thương hiệu dầu gội hàng đầu cho mái tóc suôn mượt trong mùa hè.
Chiến dịch "Mùa hè rực rỡ" của Clear
Chiến dịch “Mùa hè rực rỡ” của Clear

4.  Chiến dịch “Đi chợ không quẹt thẻ” của MoMo

  • Mục tiêu: Khuyến khích người dùng sử dụng ví điện tử MoMo để thanh toán khi đi chợ.
  • Hoạt động: Hợp tác với các chợ truyền thống, cung cấp mã giảm giá và ưu đãi cho khách hàng thanh toán bằng MoMo.
  • Kết quả: Chiến dịch đã góp phần thay đổi thói quen thanh toán của người dân. Thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử MoMo và đưa MoMo trở thành một trong những ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
Chiến dịch "Đi chợ không quẹt thẻ" của MoMo
Chiến dịch “Đi chợ không quẹt thẻ” của MoMo

Theo dõi thêm: Những kinh nghiệm tổ chức sự kiện mà bạn cần quan tâm

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Vừa rồi là bài viết về Activation là gì? Bật mí chiến lược Marketing thương hiệu được LuxEvent chia sẻ cho bạn biết. Hy vọng rằng, với lượng thông tin trên đã giúp bạn hiểu được Activation là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên. Chúc bạn có một ngày hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Nếu bạn muốn tổ chức sự kiện, hãy liên lạc với LuxEvent ngay hôm nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn 24/7 miễn phí.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0814024666

Email: info@luxevent.net

Trang web: https://LuxEvent.net

Trụ sở chính: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0814.024.666