Tết Trung Thu là gì? Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Bí ẩn về Trung thu còn ẩn dấu?

Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Bí ẩn về Trung Thu còn ấn dấu? Chắc hẳn bạn đang tò mò muốn biết cội nguồn, sự ra đời của ngày Trung Thu như thế nào đúng không. Để không làm bạn mất thời gian. Bài viết dưới đây sẽ giải mã cho bạn từ A đến Z về việc Trung Thu bắt nguồn từ đâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết: Cách tổ chức Trung Thu cho các bé thiếu nhi vui hội trăng rằm

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Tết Trung Thu là gì?

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết trông trăng. Hoặc được gọi là Rằm Trung Thu, Tết hoa đăng. Thông thường tết Trung Thu sẽ rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đây là ngày mặt trăng tròn đẹp và cũng chiếu sáng nhất. Thời gian này là dịp để mọi người tụ họp, tận hưởng cùng nhau không khí trăng rằm. Tại Việt Nam, tết Trung Thu sẽ được chuẩn bị mâm cỗ cùng bánh nướng, bánh dẻo. Những chiếc lồng đèn là biểu tượng cho ngày này. Nó tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn.

Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch
Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch

Trung Thu bắt nguồn từ đâu?

Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời nhà Đường có vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Lúc bấy giờ, vào đêm khuya trăng rằm tháng 8 nhà vua ngự chơi ở ngoại thành nên đã gặp một vị tiên trong hình hài của một ông lão. Vị tiên này hóa phép tạo ra một chiếc cầu vồng. một đầu chạm mặt đất, một đầu giáp cung tăng. Những thứ này giúp vua Duệ Tôn có thể đi lên cung trăng dạo chơi. Khi trở về trần thế, nhà vua vì quá lưu luyến nơi tiên cảnh cung trăng nên đã gọi đêm rằm đó là tết Trung Thu.

Khi ngày này du nhập vào Việt Nam, nó được gắn liền với sự tích chị Hằng – chú Cuội. Ngày xưa kể rằng, một hôm Ngọc Hoàng cho tổ chức cuộc thi làm bánh, chị Hằng thấy vậy cũng tham gia và xuống trần gian gặp được Cuội – Một chàng trai thích hay nói dóc. Lúc này Cuội đã mách cho chị Hằng rằng chỉ cần bỏ tất cả nguyên liệu vào với nhau, sẽ được một chiếc bánh thơm ngon. Thay vì thất bại, Hằng Nga lại cho một chiếc bánh thơm ngon và giành giải nhất. Đồng thời, Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho chiếc bánh này là bánh trung thu.

Vì mối liên kết nhân duyên nên Cuội không muốn xa rời chị Hằng. Nên chú Cuội đã nắm tay nàng, kéo cả cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Khi ở tại cung trăng, Cuội nhớ về cuộc sống nơi trần gian, tiếng trẻ em nô đùa. Thấy vậy, chị Hằng luôn ước mỗi năm đến ngày trung thu. Chị Hằng và Cuội có thể xuống trần gian vui chơi với các trẻ nhỏ. Từ đó trở đi, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng tám này là Tết Trung Thu.

Hay theo các nhà khảo cổ học, tết Trung Thu tại Việt Nam được bắt nguồn từ thời xa xưa. Minh chứng là những kỷ vật được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Hoặc theo văn bia chùa Đọi năm 1121 bắt nguồn từ thời Lý. Tết Trung Thu được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động hấp dẫn. Ví dụ như múa rối nước, đua thuyền, rước đèn,… Còn đến khi thời nhà Lê – Trịnh, tết Trung Thu được tổ chức xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. 

Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời nhà Đường có vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.
Trung thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời nhà Đường có vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.

Ý nghĩa Trung Thu

Trải qua hàng nghìn năm, con người luôn cho rằng trăng tròn là tượng trưng cho niềm vui, sum họp. Do đó, tết Trung Thu có thể hiểu là tết Đoàn Viên. Trong ngày vui này, mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên và rước đèn, phá cỗ. Những hoạt động này cũng giúp gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng thêm tình thân khăng khít hơn nữa.

Bên cạnh những ý nghĩa to lớn về niềm vui, sum vầy cho trẻ em, người lớn hay gia đình. Tết Trung Thu còn là dịp để mọi người ngắm trăng rõ hơn và tiên đoán vận mệnh. Nhiều người sẽ quan niệm rằng, trăng năm đó màu vàng sẽ trúng mùa tằm tơ. Hay màu xanh thì năm đó xảy ra nhiều thiên tai. Cuối cùng là màu cam thì đất nước sẽ trở nên phồn vinh, thịnh trị.

Ý nghĩa Trung Thu
Ý nghĩa Trung Thu

Giải mã các hoạt động Trung Thu

Ngày tết Trung Thu được biết đến là ngày lễ truyền thống đầy màu sắc, vui nhộn. Tại Việt Nam, vào ngày Trung Thu thường diễn ra rất nhiều hoạt động giúp các gia đình cùng nhau quây quần bên nhau bày cỗ, phá cỗ một cách hạnh phúc hơn. Nếu bạn chưa biết hết các hoạt động trong ngày rằm Trung Thu này. Hãy cùng LuxEvent giải mã các hoạt động Trung Thu ở dưới đây nhé:

1. Rước đèn 

Trong dịp lễ Trung Thu, chắc chắn không thể thiếu được nghi thức rước đèn. “Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu” đây là lời bài hát được trích từ ca khúc “Rước đèn ông sao”. Có thể thấy được rằng, ngày này các bạn nhỏ sẽ được thử tài làm đèn lồng và nối đuôi nhau rước đèn, ca hát khắp đường phố. Chính vì vậy, hoạt động rước đèn Trung Thu là biểu tượng quan trọng và quen thuộc được lưu giữ đến ngày nay.

Rước đèn
Rước đèn

2. Múa lân trung thu

Nếu nhắc đến rước đèn chắc chắn bạn không thể không nhắc đến múa lân trung thu. Đây là hoạt động truyền thống đặc biệt tại Việt Nam trong dịp rằm trung thu. Mỗi một con lân lớn sẽ có khoảng 2 đến 7 người mặc trang phục để biểu diễn. Hoạt động này thực hiện ở trước cửa nhà hay đình làng để thu hút niềm vui, chú ý của mọi người. Đây cũng là hoạt động giúp đem lại hy vọng, thịnh vượng và may mắn.

Múa lân trung thu
Múa lân trung thu

3. Bày mâm cỗ

Thông thường, trong ngày tết Trung Thu sẽ không thể thiếu được mâm cỗ trung thu. Bạn sẽ thấy những biểu tượng con chó, con mèo,… được làm từ tép bưởi. Xung quanh được bày trí hoa quả và nhiều loại bánh trung thu như bánh nướng, bánh dẻo,….

Bày mâm cỗ
Bày mâm cỗ

4. Phá cỗ

Khi bày biện mâm cỗ là hình thức để cúng trăng, cầu cho gia đình được êm ấm, đoàn viên. Mong mọi người đều đón nhận được những điều tốt đẹp. Khi ánh trăng đã lên đến đỉnh đầu, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau phá cỗ Trung Thu. Mỗi người sẽ cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, trái cây, uống trà,…. hay nói chuyện phiếm với mong muốn nhận được nhiều tốt lành.

Phá cỗ
Phá cỗ

5. Làm bánh trung thu

Mỗi dịp trung thu đến, người người nhà nhà lại háo hức nếm trọn hương vị từ những chiếc bánh trung thu. Do đó, hoạt động trong danh sách này sẽ là làm bánh trung thu. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu truyền thống như đậu xanh, dừa, hạt dưa, mứt trái cây,… để tạo nên những hương vị thơm ngon cho bánh trung thu. Nó không chỉ là món ăn mà còn gửi gắm sự sum vầy, đoàn kết cho gia đình trong mùa Trung Thu.

Làm bánh trung thu
Làm bánh trung thu

6. Ngắm trăng rằm

Vào đêm trung thu, chắc hẳn bạn không thể bỏ qua hoạt động ngắm trăng. Đây là thời điểm trăng lên đẹp nhất cũng tròn và sáng nhất. Trong không gian nhộn nhịp của múa lân, tiếng hát vang vọng. Cả gia đình cùng nhau phá cỗ Trung Thu, chia sẻ những câu chuyện, niềm vui sẽ khoảnh khắc quý giá nhất trong mùa trăng tròn này.

Ngắm trăng rằm
Ngắm trăng rằm

7. Tặng quà dịp trung thu

Bên cạnh những hoạt động phổ biến đã kéo dài được hàng trăm năm. Hoạt động tặng quà dịp trung thu sẽ dành những lời tốt đẹp, những món quà xuất phát từ lòng thành để biếu cho gia đình, người thân yêu. Việc này thể hiện lòng tri ân, tình yêu thương của người tặng trong dịp trăng rằm này. Hơn hết những món quà tặng Trung Thu cũng mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Tặng quà dịp trung thu
Tặng quà dịp trung thu

Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá tốt

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Vừa rồi là bài viết về Tết Trung Thu là gì? Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Bí ẩn về Trung thu còn ẩn dấu? được LuxEvent giải đáp thắc mắc cho bạn biết. Hy vọng rằng, những thông tin ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết đến đây. Chúc bạn có một tuần làm việc tràn đầy năng lượng.

Nếu bạn muốn tổ chức sự kiện. Hãy liên hệ với LuxEvent theo thông tin liên hệ dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng và hỗ trợ cho bạn nhiệt tình miễn phí 24/7. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0814024666

Email: info@luxevent.net

Trang web: https://LuxEvent.net

Trụ sở chính: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0814.024.666