Ánh sáng sân khấu là một hạng mục không thể nào thiếu trong bất kỳ chương trình sự kiện nào. Hệ thống chiếu sáng không chỉ có công dụng chiếu sáng đơn thuần mà nó còn tạo ra được những hiệu ứng ánh sáng vô cùng sinh động đưa chương trình trở nên ấn tượng hơn. Vậy cụ thể hệ thống ánh sáng sân khấu sẽ gồm những gì? Hãy để LuxEvent chia sẻ cho bạn viết trong bài viết ngay bên dưới đây nhé!
Xem thêm: Tổ chức sự kiện là gì? Vai trò của tổ chức sự kiện cần phải biết
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666
Mục lục
Hệ thống ánh sáng sân khấu gồm những gì?
Cơ bản thì hệ thống ánh sáng sân khấu sẽ gồm những hạng mục như sau:
1. Hệ thống đèn chiếu sáng
Với hệ thống đèn chiếu sáng thì các loại đèn được sử dụng trong hệ thống này sẽ thường được dùng để chiếu lên mặt của sân khấu. Điều này giúp cho sân khấu trở nên tách biệt hẳn so với không gian xung quanh. Một đặc điểm chung của các loại đèn này chính là sử dụng bóng đèn sợi đốt. Sử dụng chúng là bởi chúng sẽ đem lại ánh sáng vàng ấm. Trong hệ thống đèn chiếu sáng gồm có những loại đèn như sau:
- Đèn PAR 64 (PARcan)
PAR là viết tắt của cụm từ Parabolic Aluminum Reflector đây là một trong những loại đèn cơ bản mà trong hệ thống đèn chiếu sáng không thể nào thiếu cho dù là sân khấu trong nhà hay ngoài trời nhất là với các chương trình nghệ thuật. Đèn PAR không chỉ tạo ra nguồn ánh sáng nền mượt mà mà còn tạo ra ánh sáng không bị tương phản. Kết hợp với ánh đèn này bạn có thể sử dụng thêm dimmer để tạo ra những khoảng sáng tối mờ ảo. Nhờ vào cấu tạo đơn gian, gọn nhẹ và có thể dễ dàng chuyển mà nên đèn PAR 64 trở thành loại đèn thông dụng nhất hiện nay.
- Đèn PAR LED
Đèn PAR LED là một trong những loại đèn hiện đại có tích hợp công nghệ tiến tiến. Đèn sử dụng công nghệ LED với những ưu điểm của đèn LED thì chiếc đèn sân khấu của bạn sẽ giúp tiết kiệm điện năng mức tối đa nhất đồng thời đem lại độ sáng cao, gọn nhẹ và có thiết kế vô cùng bắt mắt. Dòng PAR LED thông thường sẽ được sử dụng để chiếu sáng cho phông nền sân khấu hoặc làm nổi bật công trình kiến trúc nào đó. Trên thị trường hiện nay dòng đèn này còn có thêm một loại đèn nữa là PAR LED có pin có thể dùng liên tục trong 8 giờ.
- Đèn Fresnel
Loại đèn Fresnel là một trong những loại thiết bị đèn sân khấu được thiết kế ra với mục đích chính là tạo ra được ánh sáng vàng trên một khu vực rộng lớn. Đèn có thể điều chỉnh cường độ sáng, góc chiếu tùy theo nhu cầu để giúp ánh sáng từ đèn phát ra một cách chân thật nhất. Hiện nay trên thị trường phân khúc đèn Fresnel có rất nhiều loại và mỗi loại được phân loại dựa theo công suất của đèn và mục đích sử dụng chúng. Ví dụ như loại đèn Fresnel có công suất từ 100 tới 3000w sẽ thường được sử dụng cho sân khấu còn với công suất đèn lớn hơn thì sẽ được sử dụng dùng trong công nghiệp.
- Đèn cực tím UV (Black light)
Đèn tia cực tím hay còn có tên gọi khác là đèn Black light là một loại đèn được sử dụng để làm màu nền cho sân khấu khi những thiết bị chiếu sáng khác bị tắt đi. Sử dụng đèn cực tím bạn sẽ có thể giữ được ánh sáng liên tục mà không sợ bị tắt trong suốt quá trình biểu diễn. Ánh sáng của thiết bị đèn này sẽ hòa quyện vào những màu sắc khác để làm tươi màu và nổi bật lên chủ thể trên sân khấu hơn. Có hai loại đèn UV trên thị trường đó là Blue và Black. Trong hai loại đèn này thì đèn Blue là loại đèn có ra màu sắc sáng hơn.
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666
2. Hệ thống đèn nhuộm màu
Hệ thống đèn nhuộm màu có tác dụng chính là tạo nên những mảng màu ánh sáng trên sân khấu theo ý muốn của khách hàng. Cụ thể trong hệ thống đèn nhuộm màu sẽ gồm có các thiết bị:
- Đèn Scanner
Scanner là một trong những loại đèn phát ra ánh sáng cực mạnh. Chúng có rất nhiều chức năng sửa luồng sáng của bóng như: Gobo (chăn sáng thành hình,…), Color (màu), Iris ( thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), quay dọc, quay ngang. Ngoài ra đèn Scanner còn tạo ra ánh sáng vô cùng đẹp và chính xác. Tuy nhiên nếu xét về cấu trúc thì nó khá cồng kềnh chính vì thế mà chỉ được sử dụng cho những sự kiện cố định và được treo lên trên cao.
- Đèn PAR LED màu
Đèn PAR LED màu là một trong những loại đèn vô cùng quan trọng trong các sự kiện bởi nó tạo ra những ánh sáng với màu sắc huyền ảo cho không gian sân khấu. Nhờ những ánh đèn này còn giúp tạo ra được tông màu cho sân khấu giúp thể hiện được ý đồ của đạo diễn ánh sáng. Điểm nổi bật của đèn PAR LED màu chính là nó sẽ có 3 chế độ chạy chính gồm: chạy theo nhạc, chạy tự động và chạy qua bàn điều khiển ánh sáng để góp phần giúp cho màn trình diễn trở nên lung linh và sôi động hơn.
3. Hệ thống đèn kỹ xảo
Đặc điểm của những loại đèn kỹ xảo này chính là có thể quay được và chuyển động được. Đèn chiếu thành những tia sáng với màu sắc linh động tạo cho sân khấu lung linh hơn. Một số loại đèn trong hệ thống gồm có:
- Đèn Follow
Đèn Follow là một loại đèn để chiếu và ánh sáng được chiếu ra sẽ là ánh sáng hình trong. Loại đèn này thường được dùng để chiếu tập trung vào một điểm nhất định trên sân khấu. Nhân vật được chiếu có thể là khách mời phát biểu, logo công ty, MC, ca sĩ,…
- Đèn Moving Head Beam
Loại đèn Moving Head Beam là một dòng đèn được sử dụng để tạo hiệu ứng hoa văn trên sân khấu. Đây là một loại đèn vô cùng quan trọng trên các sân khấu lớn nhỏ. Dòng đèn này có thể quay dọc 270 độ và quay ngang 540 độ. Khoảng cách chiếu xa tối đa của đèn sẽ là 2km vào ban đêm.
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666
- Đèn Laser
Đèn Laser là loại đèn sử dụng những tia sáng mảnh, cực mạnh với đa dạng màu sắc khác nhau để tạo hiệu ứng cho sân khấu. Thường thì loại đèn này sẽ được sử dụng trong các chương trình nhạc trẻ có kết hợp với máy tạo khói. Hiện nay trên thị trường có 2 loại đèn laser chính đó là đèn laser quét tia và đèn laser tạo hình. Laser quét tia là loại đèn laser có cấu tạo 1 hoặc nhiều cửa để tạo ra một hoặc nhiều màu. Thường thì đèn Laser sẽ được sử dụng nhiều tại sân khấu quán bar, vũ trường chứ ít được tổ chức trên các sân khấu sự kiện.
- Đèn Strobe Light
Strobe Light là một loại đèn được sử dụng để tạo ra ánh sáng flash liên tục và cực mạnh. Trên sân khấu đèn Strobe Light sẽ được dùng trong những tiết mục cần ánh sáng cao trào và chớp liên hồi. Thường thì loại đèn này sẽ được sử dụng kết hợp với đèn laser và máy khói.
- Đèn Blinder
Đèn LED Blinder là một loại đèn chuyên dụng thường được sử dụng để tạo hiệu ứng nhấp nháy cho sân khấu. Ngoài ra thì loại đèn này còn sở hữu chức năng bổ sung ánh sáng cho sân khấu để giúp cho sân khấu có hiệu ứng chiếu sáng tự nhiên. Có 2 loại đèn Blinder đó là loại ánh sáng vàng ấm hai là ánh sáng trắng tích hợp với ánh sáng vàng.
- Đèn rọi trời Skyline
Đèn rọi trời Skyline là một trong những thiết bị chiếu sáng với công suất lớn nhằm tạo ra được nguồn ánh sáng chiếu ra mạnh mẽ rọi thẳng vào bên trong không gian. Đèn Skyline sẽ thường được sử dụng với mục đích đó làm để làm nổi bật phía sân khấu nhằm giúp cho mọi người có thể nhìn thấy được ánh sáng sân khấu từ khoảng cách xa.
4. Hệ thống đèn đặc chủng
Hệ thống đèn đặc chủng được hiểu là hệ thống bao gồm các loại đèn ánh sáng sân khấu chuyên sử dụng để chiếu sáng vào một vị trí cố định. Các loại đèn trong hệ thống đèn gồm có:
- Đèn mặt trời ( Sun Light)
Đèn Sun Light cũng là một trong số những loại đèn đặc chủng được tạo ra với mục đích mang tới những nguồn ánh sáng mạnh mẽ giống như mặt trời. Thường thì loại đèn này sẽ được đặt ngay chính giữa sân khấu chiếu thẳng lên phông. Thường thì loại đèn này sẽ chỉ được sử dụng trong phần mở màn khi mà các loại đèn khác chưa được bật.
- Đèn trung tâm
Như tên gọi thì loại đèn này bao giờ cũng sẽ được đặt tại tại chính giữa sân khấu biểu diễn. Trên sân khấu ánh đèn trung tâm sẽ được sử dụng để trình chiếu vào phông giúp tạo ra những hình hình hoa văn đa dạng linh động giúp cho sân khấu trở nên nổi bật và sinh động hơn.
5. Các thiết bị phụ trợ ánh sáng
Ngoài các loại đèn sân khấu cơ bản đã được liệt kê ở phía trên thì trong hệ thống ánh sáng sân khấu còn có một số thiết bị phụ trợ ánh sáng sân khấu khác không kém phần quan trọng. Tuy rằng không phải là đèn chiếu sáng thế nhưng các thiết bị này cũng sẽ góp phần tạo ra sân khấu đa dạng và chuyên nghiệp hơn. Một số thiết bị phụ trợ bao gồm:
- Máy khói: Làm cho hiệu ứng ánh sáng trở nên nổi bật hơn để giúp nhìn rõ những tia sáng từ đèn chiếu sáng lên sân khấu.
- Trái châu kính phản chiếu tia: Dùng những thiết bị này đặt gần phông và sử dụng những tia sáng nhỏ chiếu vào để mô tả ánh sao trên bầu trời.
- Bàn điều khiển DMX: Đây là bàn điều khiển tổng hợp, sử dụng giao thức bàn điều khiển tương thích và đạt tiêu chuẩn. Bàn điều khiến này có thể điều khiến tất cả loại đèn trên sân khấu.
Chúng tôi cung cấp: Dịch vụ cho thuê âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp tại Hà Nội
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666
Cách bố trí ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp
Ngoài các thiết bị chiếu sáng cơ bản thì những loại ánh sáng này sẽ cần phải hiểu được vị trí đặt chúng như thế nào sao cho phù hợp mà không ảnh hưởng tới tổng thể. Các vị trí bố trí ánh sáng sân khấu được bố trí như sau:
- Chiếu sáng phía trước
Đặt các thiết bị chiếu sáng ở vị trí này với mục đích cung cấp nguồn chiếu sáng chính cho chuỗi sự kiện của bạn. Chính vì thế sử dụng ánh sáng phía trước sẽ cần phải tuân theo lý thuyết về ánh sáng của McCandless. Lý thuyết này nói về cảm giác mà ánh sáng mặt trời đem lại cho khung cảnh. Điều này có hiệu quả cả trên sân khấu và các chương trình nghệ thuật. Phương pháp này là một trong những phương pháp hạn chế sự xuất hiện của bóng tối một cách hiệu quả nhất. Nếu như muốn làm nổi bật nhân vật chính trên sân khấu hay nghệ sĩ biểu diễn/DJ thì vị trí ánh sáng này là không thể thiếu.
- Chiếu sáng một bên
Các thiết bị chiếu sáng một bên giúp cho những người biểu diễn, đặc biệt là những người biểu diễn muốn đi vòng quanh sân khấu. Đây là một trong những phương án chiếu sáng vô cùng hữu ích để người xem có thể chiêm ngưỡng được những người biểu diễn khi họ muốn đi quanh sân khấu trong khi trình diễn.
- Chiếu sáng bên cạnh
Kiểu chiếu sáng bên cạnh này là phần hoàn hảo góp phần làm nổi bật phần vai, giữa ngực và bàn chân cho những người biểu diễn. Bạn hoàn toàn có thể bố trí thêm một số đèn chiếu sáng vào hai bên hông sân khấu để chiếu sáng làm nổi bật những phần thấp hơn của cơ thể.
- Chiếu sáng trên cao
Thường thì kiểu chiếu sáng trên này sẽ được lắp đặt tại bất kỳ vị trí nào từ góc 30 tới 60 độ. Lắp ánh sáng ở đây để hiển thị phần trên của cơ thể. Do vậy mà các phần như chân, ngực, đỉnh đầu, khuỷu tay sẽ được làm nổi bật. Điều này sẽ giúp che dấu những biểu hiện khó xử đang hiện hữu trên khuôn mặt. Với các chương trình ca nhạc hiện đại thì đây là một vị trí ánh sáng tốt để làm nổi bật diễn viên, ca sĩ và các phần mà bạn muốn chọn làm nổi bật trên sân khấu. Sẽ có hai hình thức chiếu sáng từ mặt trên cao đó là chiếu sáng từ bên trái cao và bên phải cao. Khi kết hợp cả hai sẽ tạo ra hiệu ứng sân khấu tuyệt vời cho người biểu diễn.
- Chiếu sáng xuống
Việc bổ sung hiệu ứng hào quang từ hệ thống đèn nền sẽ cho cho phép người xem nhìn thấy kết quả một cách rõ ràng hơn. Khi đèn chiếu xuống ở phía dưới bạn chiếu lên và về phía mặt của người biểu diễn. Với tiêu chuẩn đã đưa ra sẽ tạo được đủ độ sáng trong suốt quá trình buổi diễn diễn ra. Đối với đèn chiều sáng xuống thì phần giữa của chùm sáng sẽ phải có chiều cao ngang vai giúp đưa ra được ánh sáng tối đa nhất.
Cách bố trí đèn sân khấu chuyên nghiệp
Hiện nay, sân khấu không chỉ đơn giản là biểu diễn nghệ thuật mà còn được sử dụng trong các sự kiện hội nghị, hội thảo,… có kết hợp với các chương trình văn nghệ. Chính vì vậy mà lắp đặt đèn sân khấu sẽ cần phải đảm bảo phục vụ cho các nội dung trong chương trình. Tại Việt Nam thì diện tích sân khấu chủ yếu sẽ khoảng từ 60 tới 120m2. Khi bạn sử dụng sân khấu trong nhà cho sự kiện để lắp đặt đèn sân khấu thì chúng ta nên sử dụng đèn treo là các khung truss. Với một sân khấu có diện tích không lớn chỉ khoảng 60m2 thì thường sẽ cần cơ bản số lượng đèn sân khấu như sau (thường dụng với những chương trình sự kiện cơ bản):
- 4 đèn PAR LED vàng
- 12 đèn PAR LED đổi màu
- 2 đèn Moving head beam
- 1 máy tạo khói
- 1 bàn điều khiển ánh sáng.
Bố trí các loại đèn sân khấu chuyên nghiệp như sau:
Lắp đặt 12 đèn PAR LED đổi màu kết hợp với 4 đèn PAR LED vàng vào 2 bên tay treo đèn và tỉ lệ treo ở 2 bên sẽ là 1:1. Tức là mỗi tay treo đèn thì sẽ có 8 chiếc đặt 2 bên sân khấu.
- 2 đèn moving head beam đặt trực tiếp lên đầu sân khấu và chiếu thẳng lên sân khấu
- Máy phun khói đặt ở ngay khu vực cánh gà để phục vụ cho quá trình tạo khói hiệu ứng sân khấu.
- Bàn điều khiển ánh sáng đặt tại khu vực cùng khu với các thiết bị điều khiển âm thanh để bộ phận kỹ thuật có thể dễ dàng thực hiện việc căn chỉnh.
Cách bố trí đèn sân khấu này tốt nhất chỉ nên được áp dụng với những sân khấu vừa và nhỏ với quy mô và yêu cầu đối với hệ thống thiết bị ánh sáng không quá cao.
Tham khảo thêm: Dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thành công nhất
Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666
LuxEvent – Dịch vụ cho thuê ánh sáng sân khấu
Công ty tổ chức sự kiện LuxEvent là một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực cho thuê ánh sáng tại Hà Nội. Chúng tôi sẽ đảm bảo những thiết bị mà chúng tôi cung cấp đều đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khi làm việc với khách hàng chúng tôi cam kết cố gắng hoàn thành chương trình với tâm thế tận tâm, chuyên nghiệp nhất để đem lại cho bạn chương trình thuận lợi và thành công nhất. Trong suốt quá trình làm nghề, LuxEvent đã vinh dự được nhiều lần đảm nhận vai trò tổ chức, cho thuê âm thanh, ánh sáng cho hàng ngàn các chương trình sự kiện với quy mô lớn nhỏ của nhiều đơn vị, doanh nghiệp khác nhau.
Chúng tôi luôn lấy lợi ích và sự hài lòng của các khách hàng lên hàng đầu bởi vậy chúng tôi chú trọng đầu tư dịch vụ trọn gói với chi phí ưu đãi nhất. Đặc biệt là chúng tôi sở hữu những nhân sự luôn tận tâm, lắng nghe, chuyên nghiệp trong quá trình tư vấn và tổ chức cho khách hàng. Tại LuxEvent chúng tôi sử dụng thành quả và sự ưng ý của khách hàng để làm hình ảnh thương hiệu. Trong mọi giao dịch nhất là khi sử dụng dịch vụ và ký kết hợp đồng đều sẽ được thực hiện theo đúng quy trình với những thỏa thuận đã được bàn bạc giữa hai bên. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được sau mỗi chương trình cho tới thời điểm hiện tại, LuxEvent đã nhận được sự tin tưởng và trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp, đối tác.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về hệ thống ánh sáng sân khấu LuxEvent chia sẻ để bạn có thể tham khảo lựa chọn loại ánh sáng cho sự kiện sắp tới của doanh nghiệp mình, hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan về hệ thống ánh sáng cần để thiết kế và bố trí trong một sự kiện. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê trang thiết bị sự kiện, đặc biệt là ánh sáng sân khấu, hãy liên hệ ngay cho LuxEvent để được báo giá chi tiết nhé!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0814024666
Email: info@luxevent.net
Website: https://LuxEvent.net
Trụ sở chính: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Cao Thanh Hiếu, hiện đang là Giám Đốc Điều Hành (CEO) của công ty tổ chức sự kiên LuxEvent. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch và sự kiện, tôi có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, từng tiếp xúc và làm việc với hàng nghìn đối tác, khách hàng trong các sự kiện lớn – nhỏ.
Lấy khách hàng là phương châm phục vụ, tôi và những người cộng sự luôn không ngừng nỗ lực đem đến những trải nghiệm sự kiện đáng nhớ cho khách hàng. Hiện nay, LuxEvent đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của phần lớn khách hàng, đối tác trên toàn quốc, khẳng định vị thế số 1 trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.