Tổ chức giải chạy là hoạt động nâng cao sức khỏe, thu hút được nhiều người tham gia. Đồng thời mang lại lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng. Tuy nhiên, để tổ chức giải chạy một cách chuyên nghiệp chắc chắn cần nhiều công sức, kinh nghiệm. Dưới đây là Kế hoạch tổ chức giải chạy thành công từ A đến Z mà bạn có thể tham khảo. Cùng LuxEvent khám phá nhé!
Tìm hiểu thêm: Tổ chức sự kiện là gì? Vai trò của tổ chức sự kiện cần phải biết
Mục lục
Các dạng cự ly trong tổ chức giải chạy
Để hoàn thành được các đường chạy, bạn cần phải nắm rõ các cự ly marathon cơ bản trong giải chạy. Dưới đây là 4 cự ly cơ bản nhất mà bạn nên tìm hiểu qua:
1. Cự ly 5km
Đối với cự 5km là đường chạy ngắn nhất trong các dạng cự ly. Người tham gia chủ yếu nâng cao tinh thần thể thao. Thường được nhiều doanh nghiệp, trường học tổ chức để kết nối thành viên.
- Thời gian chạy: Khoảng 2 tiếng.
- Đối tượng tham gia: Ai cũng có thể tham gia (Thể trạng và tinh thần tốt).
- Địa hình chạy: Bằng phẳng không nên chênh lệch về độ cao quá nhiều.
2. Cự ly 10km
Cự ly 10km phù hợp hầu hết với mọi đối tượng tham gia. Với mong muốn trải nghiệm và có thể hoàn thành mục tiêu với sự chuẩn bị kỹ lượng từ trước. Đồng thời, hãy dành 8 tuần để luyện tập trước khi tham gia cự ly 10km. Điều này sẽ giúp bạn tránh căng cơ, chuột rút hay những chấn thương sau này.
- Thời gian chạy: Trung bình khoảng 3 đến 4 tiếng.
- Đối tượng tham gia: Mọi đối tượng tham gia (Nếu trẻ dưới 18 tuổi tham gia cần có sự xác nhận từ gia đình, bố mẹ).
- Địa hình chạy:
+) 5km đầu tiên bằng phẳng và không nên có nhiều sự chênh lệch về độ cao.
+) 5km về sau có thể có những đường dốc nhẹ hoặc độ cao với chênh lệch nhỏ hơn 500 mét. Hay tăng độ khó bằng cách thêm chướng ngại vật.
3. Cự ly 21km
Cự ly 21km hay còn gọi là cự ly bán marathon, dành cho những người đã có kinh nghiệm. Để chinh phục được cự ly 21km, người chạy cần luyện tập, cải thiện sức bền và đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thời gian chạy: Khoảng 6 – 7 tiếng.
- Đối tượng tham gia: Từ 16 tuổi trở lên (Nếu là người ít kinh nghiệm cần thời gian luyện tập để duy trì sức lực).
- Địa hình chạy: Một cung đường chạy ổn định vì có thể chạy theo nhiều đợt.
4. Cự ly 42km
Cuối cùng, cự ly 42km hay được gọi là full marathon. Dành cho các vận động viên chuyên nghiệp hoặc bán chuyên có kinh nghiệm chạy đường dài. Để hoàn thành quãng đường 42km, người chạy cần lên kế hoạch, thời gian tốc độ dành cho chặng đường chạy cẩn thận.
- Thời gian chạy: Khoảng 10 – 12 tiếng.
- Đối tượng tham gia: Từ 18 tuổi trở lên (Đã có kinh nghiệm).
- Địa hình chạy: Thường là các đồng bằng hoặc vùng đồi núi có nhiều trạm tiếp nước và y tế.
Lập kế hoạch tổ chức giải chạy
Việc lập kế hoạch tổ chức giải chạy sẽ là mô tả các hoạt động, quy trình cũng như chiến lược để giải chạy diễn ra suôn sẻ. Giảm thiểu những rủi ro trong quá trình diễn ra giải đấu. Trong đó, các hạng mục của một bản kế hoạch chi tiết sẽ bao gồm:
- Xác định mục tiêu, mục đích của giải chạy.
- Xác định đối tượng tham gia.
- Lập ngân sách và tìm kiếm các nguồn tài trợ.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và quy trình tổ chức.
- Lập kế hoạch marketing, quảng bá sự kiện.
- Quản lý nhân sự và cộng tác viên tham gia hỗ trợ.
Các bước chuẩn bị để tổ chức giải chạy
Bước 1: Lựa chọn cung đường tổ chức giải chạy
Để lựa chọn cung đường tổ chức giải chạy một cách phù hợp. Bạn cần xác định cự ly marathon dự định tổ chức. Đối với cự ly từ 21km trở xuống, bạn có thể lựa chọn các cung đường tại những địa điểm gần trung tâm thành phố.
Bước 2: Xin giấy phép tổ chức
Muốn tổ chức giải chạy thành công bạn không thể không xin giấy phép tổ chức. Điều này sẽ đảm bảo giải chạy được diễn ra suôn sẻ, có hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Bước 3: Thiết kế, in ấn bộ race kit
Một trong những bước quan trọng không thể thiếu của việc tổ chức giải chạy là thiết kế, in ấn bộ race kit. Một bộ race kit sẽ bao gồm:
- Số BIB: Số báo danh của người tham gia giải chạy.
- Áo chạy: Mang thiết kế riêng của chương trình có tính năng thấm hút mồ hôi cao.
- Balo rút: Thiết kế nhỏ gọn để đựng những dụng cụ cần thiết cho người chạy.
- Còi cứu hộ: Trong trường hợp có sự cố, người chạy sử dụng còi để được hỗ trợ kịp thời.
Bước 4: Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ cần thiết
Ngoài bộ race kit, ban tổ chức chương trình giải chạy cũng cần chú ý một số hạng mục như:
- Chuẩn bị nước điện giải ở mỗi trạm nghỉ chân.
- Đảm bảo có đội ngũ cứu hộ y tế túc trực.
Bước 5: Quản lý giải chạy
Thông thường, một giải chạy sẽ thu hút được đông đảo người tham gia. Do đó, việc quản lý giải chạy là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, cần có trọng tại và đội ngũ nhân sự quản lý để giám sát.
Bước 6: Truyền thông về giải chạy
Cuối cùng, truyền thông về giải chạy là điều cần thiết và quan trọng trong quy trình tổ chức giải chạy. Nó giúp lan tỏa thông điệp chương trình cũng như kêu gọi mọi người tham gia nhiều hơn.
Chi phí tổ chức giải chạy
Dưới đây là 5 hạng mục chi phí cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo trong việc tổ chức giải chạy:
1. Chi phí thuê địa điểm
Chi phí thuê địa điểm sẽ là khoản chi phí lớn nhất trong tổng ngân sách. Nó phụ thuộc vào quy mô và thời gian sử dụng địa điểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu các chi phí dịch vụ có thể đi kèm trong địa điểm.
2. Chi phí xin giấy tờ cấp phép tổ chức
Tùy vào quy mô giải chạy, mà mức phí xin giấy tờ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mọi khoản phí này đều được quy định rõ ràng trong bộ luật nhà nước. Do đó, bạn sẽ đảm bảo không phải bị thu khống hay nộp quá nhiều chi phí với mục đích không rõ ràng.
3. Chi phí giải chính
Đối với chi phí giải chính sẽ bao gồm như thuê cơ sở vật chất, chi phí thuê nhân lực, ăn uống,… Thông thường mức chi phí này sẽ chiếm từ 60 đến 70% cho tổng ngân sách dành cho giải chạy.
4. Chi phí truyền thông, quảng cáo
Đây được coi là khoản chi phí cần thiết cho giải chạy. Tùy vào hình thức bạn muốn truyền thông, quảng cáo sự kiện như thế nào mà chi phí sẽ có mức khác nhau.
5. Chi phí phần thưởng, quà tặng
Cuối cùng, chi phí phần thưởng hay quà tặng sẽ dành cho các nhà tài trợ, tổ trọng tài, người chạy chiến thắng. Bạn có thể cân đối ngân sách để sử dụng cho hạng mục này một cách hợp lý. Tuy nhiên, hãy ưu tiên những món đồ để lại dấu ấn giúp người chơi nhớ sự kiện lâu hơn.
LuxEvent – Công ty tổ chức giải chạy chuyên nghiệp
LuxEvent là một trong những công ty tổ chức giải chạy chuyên nghiệp nhất miền Bắc. Sở hữu đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, LuxEvent đã tổ chức thành công nhiều giải chạy thu hút hàng trăm vận động viên trên toàn cả nước. Chúng tôi luôn đề cao sự an toàn của người chạy, chất lượng tổ chức để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho vận động viên tham gia.
Hè đến rồi, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể tổ chức giải chạy. Hãy nhanh tay liên hệ với LuxEvent để tổ chức một chương trình giải chạy chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình ngay hôm nay. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0814024666
Email: info@luxevent.net
Trang web: https://LuxEvent.net
Trụ sở chính: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM
Tôi là Cao Thanh Hiếu, hiện đang là Giám Đốc Điều Hành (CEO) của công ty tổ chức sự kiên LuxEvent. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch và sự kiện, tôi có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, từng tiếp xúc và làm việc với hàng nghìn đối tác, khách hàng trong các sự kiện lớn – nhỏ. Lấy khách hàng là phương châm phục vụ, tôi và những người cộng sự luôn không ngừng nỗ lực đem đến những trải nghiệm sự kiện đáng nhớ cho khách hàng. Hiện nay, LuxEvent đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của phần lớn khách hàng, đối tác trên toàn quốc, khẳng định vị thế số 1 trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.