Top 22 trò chơi cho học sinh tiểu học bổ ích phát triển toàn diện

Trò chơi cho học sinh là một trong những hoạt động hữu ích giúp các em phát triển não bộ và cơ thể. Ngoài ra, trò chơi còn giúp trẻ thư giãn và giảm căng thẳng, đồng thời củng cố tình bạn và sự hiểu biết về quy tắc xã hội. Dưới đây là top những trò chơi bổ ích giúp phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. Hãy cùng LuxEvent tìm hiểu ngay nhé ! 

Tìm hiểu thêm: Cách tổ chức sự kiện cho trẻ em thành công đáng nhớ

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Cách lựa chọn trò chơi cho học sinh phù hợp

Khi lựa chọn trò chơi cho học sinh, có một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đảm bảo trò chơi vừa phù hợp với lứa tuổi, vừa hỗ trợ việc học và phát triển kỹ năng của học sinh. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn chọn trò chơi phù hợp:

1. Mục tiêu Giáo dục 

Cần phải xác định được mục tiêu mà bạn muốn đạt được sau trò chơi. Hãy chọn trò chơi giúp cho học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng mà các con đang học. Hướng học sinh đến với các trò chơi mà có thể vừa chơi mà vừa hỗ trợ học tập. Khuyến khích tư duy phản biện của học sinh bằng cách đưa ra những trò chơi yêu cầu giải quyết vấn đề. Suy luận, và chiến lược có thể phát triển khả năng tư duy logic của các bé. 

2. Lứa tuổi và mức độ phát triển 

Chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của con trẻ. Nếu lựa chọn trò chơi quá khó hoặc quá dễ có thể gây sự chán nản và không phát huy được hiệu quả. Các con sẽ không cảm thấy hứng thú và muốn tham gia vào trò chơi. 

Trò chơi cần phải thú vị và kích thích từ đó tạo ra sự tò mò cho học sinh. Đề cao những trò chơi có thể làm tăng động lực học tập và giảm sự nhàm chán. Ngoài ra trò chơi nên có khả năng điều chỉnh mức độ khó và có thể cá nhân hóa. Để phù hợp hơn với nhu cầu và khả năng của từng học sinh. 

Lứa tuổi và mức độ phát triển
Lứa tuổi và mức độ phát triển

3. Tính an toàn và thời gian 

Trò chơi cần phải đảm bảo an toàn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Người tổ chức cố gắng tránh các trò chơi có nội dung bạo lực, gây căng thẳng, hoặc có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Trò chơi giúp các con trở nên đoàn kết, hiểu biết hơn chứ không để mang ra cạnh tranh không lành mạnh. 

Đảm bảo trò chơi có thể thực hiện trong khoảng thời gian phù hợp với lịch học và không yêu cầu tài nguyên quá nhiều. Khuyến khích các trò chơi có thể tổ chức tại khuôn viên trường hoặc địa điểm gần với trường nhất. 

4.  Tính xã hội và hợp tác 

Trò chơi tạo ra sự linh hoạt giúp học sinh học cách làm việc cùng nhau, giao tiếp và hợp tác mang lại lợi ích. Nên có sự đầu tư vào những trò chơi cho phép học sinh tương tác với môi trường học tập thực tế. Hoặc mô phỏng các tình huống thực tế giúp học sinh áp dụng kiến thức. 

Chú trọng vào chọn trò chơi có thể cung cấp phản hồi và đánh giá rõ ràng để học sinh có thể hiểu được các tiến độ và cải thiện kỹ năng. Trò chơi nên khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau, giao tiếp và hợp tác. Điều này không chỉ giúp phát triển kỹ năng xã hội mà còn tạo cơ hội để học sinh học hỏi từ nhau.

Tính xã hội và hợp tác 
Tính xã hội và hợp tác

Gợi ý: Chương trình tổ chức dã ngoại cho học sinh bỏ ích ý nghĩa

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

22 trò chơi cho học sinh tiểu học bổ ích

1. Trò chơi: “Nhảy vào Ô”

Chuẩn bị: Người tổ chức vẽ hoặc tạo các ô trên mặt đất với nhiều câu hỏi đa dạng liên quan đến các môn học. 

Cách chơi: Sau khi nghe khẩu hiệu bắt đầu trò chơi, học sinh ai nhanh chân hơn sẽ nhảy vào ô có câu hỏi. Đọc to câu hỏi và trả lời nhanh chóng trong khoảng 15 giây. Nếu trả lời đúng sẽ được 1 ngôi sao, trả lời sai sẽ không được ngôi sao nào. Bạn nào dành được nhiều ngôi sao nhất sẽ dành chiến thắng và có phần quà hấp dẫn.  

Lợi ích: Giúp các con kết hợp các hoạt động thể chất và học tập. Các con không chỉ rèn luyện được sự nhanh nhẹn, linh hoạt mà còn phản xạ tốt. 

Trò chơi: “Nhảy vào Ô”
Trò chơi: “Nhảy vào Ô”

2. Trò chơi “Hành trình thám hiểm”

Chuẩn bị: Người tổ chức tạo ra một bản đồ đơn giản với từng điểm đánh dấu. 

Cách chơi: Học sinh sẽ được chia thành những nhóm, mỗi nhóm gồm 5 bạn. Mỗi nhóm sẽ được phát một bản đồ đã có 1 điểm đánh dấu ở trên. Sau đó các em sẽ theo dõi bản đồ tìm đến địa điểm đó, và trả lời câu hỏi liên quan đến toán học. Nếu trả lời đúng, sẽ có gợi ý về địa điểm tiếp theo. Sẽ có 5 chặng điểm, nếu học sinh khám phá được đầy đủ 5 chặng. Thì kho báu sẽ là phần thưởng dành cho các em. 

Lợi ích: Trò chơi giúp học sinh cải thiện khả năng định hướng và kỹ năng giải quyết vấn đè. Đồng thời củng cố kiến thức giúp các con có sự ôn luyện lại. 

Trò chơi “Hành trình thám hiểm”
Trò chơi “Hành trình thám hiểm”

3. Trò chơi “Truy tìm vật thể” 

Chuẩn bị: Giấu các vật thể nhỏ để ẩn trong lớp học

Cách chơi: Các em sẽ chia nhóm thành 6 bạn, có 10 vật thể nhỏ được ẩn trong lớp học. Trong thời gian 5 phút, các con hãy cố gắng tìm kiếm đủ 10 vật thể đó. Mỗi vật thể sẽ có những gợi ý để các con suy luận và đoán địa chỉ chúng đang ở đâu. 

Lợi ích: Truy tìm vật thể mang lại cải thiện khả năng quan sát và suy luận. Giúp các con có khả năng làm việc nhóm, và cách phân chia thành viên làm việc. 

Trò chơi “Truy tìm vật thể”
Trò chơi “Truy tìm vật thể”

4. Trò chơi: “Bài tập vận động” 

Chuẩn bị: Các dụng cụ phục vụ cho các trò chơi: chạy truyền gậy, nhảy dây và đá cầu. 

Cách chơi: Sẽ có 4 học sinh được xếp thành 1 nhóm, bạn đầu tiên sẽ phụ trách việc chạy và truyền gậy. Bạn thứ hai tiếp nhận gậy và chạy sau đó đập vào tay bạn thứ 3. Bạn thứ 3 phụ trách nhảy dây 5 lần. Sau đó chạy và đập tay vào bạn thứ 4. Bạn cuối cùng sẽ phải đá được 3 quả cầu liên tiếp. Nếu hoàn thành sớm hơn các đội khác, các bé sẽ là người chiến thắng. 

Lợi ích: Trò chơi tăng cường sức khỏe và rèn luyện độ dẻo dai. Giúp các con có tinh thần làm việc và đoàn kết với nhau. 

Trò chơi: “Bài tập vận động” 
Trò chơi: “Bài tập vận động”

5. Trò chơi “Bingo Học tập”

Chuẩn bị: Tạo bảng Bingo với các ô chứa các chủ đề học tập

Cách chơi: Học sinh phải hoàn thành các ô, có thể là hàng dọc hoặc hàng ngang. Miễn là thắng nhanh nhất 1 hàng. Trong các ô sẽ có những câu hỏi và nhiệm vụ thể chất ví dụ như hát một câu có từ chứa trong ô, nhảy lên nhảy xuống 2 cái,… 

Lợi ích: Giúp tăng lượng kiến thức và tạo động lực học tập cho các học sinh. Ngoài ra còn giúp các con cảm thấy hứng thú và tò mò và yêu thích trò chơi hơn. 

Trò chơi “Bingo Học tập”
Trò chơi “Bingo Học tập”

6. Trò chơi “Tìm bạn”

Chuẩn bị: Tạo một danh sách gồm các biểu tượng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. 

Cách chơi: Chia lớp thành các đội nhỏ, gồm 2 bạn mỗi nhóm. Sẽ có 1 đội gồm 10 người, trên người mỗi bạn là 1 biểu tượng khác nhau. 2 bạn sẽ phải đi xung quanh và tìm kiếm người bạn có biểu tượng như đề bài yêu cầu và viết tên của bạn học đó lên bảng để kiểm tra xem có đúng không. 

Lợi ích: Nhận biết các hình học, củng cố kiến thức toán học. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết và khả năng phản xạ. 

Trò chơi “Tìm bạn”
Trò chơi “Tìm bạn”

7. Trò Chơi “Câu Hỏi Hồi Đáp”

Chuẩn bị: Chuẩn bị một số câu hỏi đơn giản về các môn học như Toán, Tiếng Việt, hoặc Khoa học.

Cách chơi: Chia lớp thành các đội. Đặt câu hỏi cho từng đội và chấm điểm cho câu trả lời đúng. Sẽ có 10 câu hỏi được đảo lộn để hỏi học sinh, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất và đúng nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. 

Lợi ích: Trò chơi mang đến kiến thức, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và khả năng phản xạ của các em. 

Trò Chơi "Câu Hỏi Hồi Đáp"
Trò Chơi “Câu Hỏi Hồi Đáp”

8. Trò chơi “Truyền Tinh”

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị nhiều, chỉ cần một chiếc gậy nhỏ hoặc bất kỳ vật gì có thể dùng để truyền.

Cách chơi: Chia lớp thành các đội. Các đội phải truyền vật từ người này sang người khác mà không được dùng tay. Đội nào làm xong nhanh nhất và đúng cách sẽ thắng cuộc

Lợi ích: Trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp đồng đội và sự linh hoạt. 

Trò chơi "Truyền Tinh"
Trò chơi “Truyền Tinh”

9. “Vẽ Đoán”

Chuẩn bị: Bảng và bút vẽ.

Cách chơi: Yêu cầu một học sinh vẽ một từ hoặc cụm từ trên bảng mà không dùng chữ và các bạn còn lại phải đoán từ đó. Nếu quá khó, học sinh đó có thể gợi ý hoặc chuyển sang câu hỏi khác để các bạn còn lại có sự tò mò. 

Lợi ích: Trò chơi “Vẽ Đoán” giúp các em có khả năng tư duy sáng tạo và cải thiện khả năng giao tiếp không lời. Giúp các con có những suy nghĩ mới, hiểu bớt mới và cách đặt câu hỏi. 

"Vẽ Đoán"
“Vẽ Đoán”

10. “Điền Từ Thiếu” 

Chuẩn bị: Chọn những câu văn, câu thơ quen thuộc có khuyết một từ, hoặc một số từ

Cách chơi: Các em học sinh sẽ cần phát hiệu đề bài đang thiếu từ nào, giơ tay nhanh chóng và trả lời từ còn thiếu. Trả lời nhanh và chính xác sẽ nhận được ngôi sao, tích càng nhiều ngôi sao thì phần quà thưởng càng lớn. 

Lợi ích: Thúc đẩy kỹ năng nhận biết, đọc hiểu văn bản và phát triển kỹ năng đọc. 

"Điền Từ Thiếu” 
“Điền Từ Thiếu”

11. “Câu Đố Hình Ảnh”

Chuẩn bị: Các hình ảnh mô tả các câu đố đơn giản.

Cách chơi: Người tổ chức trò chơi sẽ hiển thị hình ảnh cho học sinh và yêu cầu các em giải câu đố dựa trên hình ảnh đó. Nội dung hình ảnh có thể liên quan đến động vật, con người, dụng cụ học tập,…

Lợi ích: Rèn luyện trí tưởng tượng phong phú, phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. 

"Câu Đố Hình Ảnh"
“Câu Đố Hình Ảnh”

12. “Trò Chơi Phát Âm”

Chuẩn bị: Các từ hoặc cụm từ để phát âm.

Cách chơi: Các từ hoặc cụm từ quen thuộc và mới mẻ có thể được lấy cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Học sinh phải phát âm các từ hoặc cụm từ đúng cách và nhận điểm dựa trên độ chính xác.

Lợi ích: Trò chơi giúp cải thiện kỹ năng phát âm và ngữ âm. Và khả năng nhận biết mặt chữ nhuần nhuyễn. 

"Trò Chơi Phát Âm"
“Trò Chơi Phát Âm”

13. “Xếp Hình”

Chuẩn bị: Các miếng ghép hình đơn giản.

Cách chơi: Hình xếp nên được lựa chọn có chủ đề gần gũi với các em, như hình tam giác, hình vuông, hình xếp chồng, hình lập phương,…Học sinh phải xếp các miếng ghép lại để tạo thành hình hoàn chỉnh.

Lợi ích: Giúp các bé phát triển tư duy không gian và khả năng giải quyết vấn đề. Nhận biết nội dung hình ảnh, tính kiên trì và khả năng quan sát. 

"Xếp Hình"
“Xếp Hình”

14. “Chơi Nhạc và Hát”

Chuẩn bị: Nhạc cụ đơn giản hoặc bài hát.

Cách chơi: Người tổ chức sẽ phát một đoạn nhạc có lời ngắn để các con lắng nghe. Sau đó học sinh sẽ đoán tên bài hát, hát theo nhạc hoặc biểu diễn một vài động tác. 

Lợi ích: Âm nhạc giúp học sinh phát triển năng khiếu sẵn có, cải thiện kỹ năng âm nhạc. Thúc đẩy sự tự tin và độ dẻo dai của các bé.  

"Chơi Nhạc và Hát"
“Chơi Nhạc và Hát”

15. “Sáng Tạo Với Đất Sét”

Chuẩn bị: Đất sét và chất liệu tạo hình.

Cách chơi: Đưa ra các chủ đề liên quan hoặc chủ đề tự do, từ đó học sinh sẽ tạo các hình và vật thể từ đất sét. Cố gắng yêu cầu các con vận dụng thêm các công cụ tạo hình để ra được những thành phẩm mới mẻ và sáng tạo. 

Lợi ích: Nặn đất sét sẽ giúp các em phát triển kỹ năng tạo hình và tư duy sáng tạo.  

"Sáng Tạo Với Đất Sét"
“Sáng Tạo Với Đất Sét”

16. “Tạo Đồ Chơi Từ Vật Dụng Tái Chế”

Chuẩn bị: Vật dụng tái chế như hộp, chai nhựa, và băng keo.

Cách chơi: Người tổ chức cố gắng đưa ra nhiều sự lựa chọn tái chế để các con có thể lựa chọn và làm theo. Học sinh tạo đồ chơi từ các vật dụng tái chế như: lồng đèn, chai nhựa đựng cây trồng, …

Lợi ích: Vật dụng tái chế giúp học sinh có nhận biết về môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra phát triển kỹ năng sáng tạo và đổi mới tư duy. 

"Tạo Đồ Chơi Từ Vật Dụng Tái Chế"
“Tạo Đồ Chơi Từ Vật Dụng Tái Chế”

17. Trò chơi “Ghi Nhớ Từ”

Chuẩn bị: Danh sách các từ mới.

Cách chơi: Sẽ có một danh sách các từ mới, sau đó người tổ chức trò chơi sẽ đọc 5 từ một lúc, có đọc lại lần hai để các con ghi nhớ. Sau khi đọc xong, yêu cầu các em viết lại các từ đã đọc. 

Lợi ích: Mang đến một hình thức ghi nhớ từ mới mẻ và hiệu quả. Đem lại lợi ích trong việc rèn luyện khả năng ghi nhớ và viết từ ngữ đúng chính tả. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng nghe đọc chính xác.  

Trò chơi "Ghi Nhớ Từ"
Trò chơi “Ghi Nhớ Từ”

18. Trò chơi “Hát nhanh hát chậm”

Chuẩn bị: Một số bài hát thiếu nhi, bài hát trong chương trình học tiểu học 

Cách chơi: Cô giáo sẽ bắt nhịp các bạn hát một bài hát. Với từng khẩu lệnh của cô như: “Hát nhanh”, “Hát chậm”, “Hát bình thường”, các con cần lắng nghe để hát theo. Cố gắng thay đổi khẩu hiệu liên tục để các con nhận biết và phản xạ theo hành động. 

Lợi ích: Giúp học sinh học thuộc bài hát dễ hơn, ghi nhớ từ ngữ và khả năng phản xạ theo lời nói. 

Trò chơi “Hát nhanh hát chậm”
Trò chơi “Hát nhanh hát chậm”

19. Trò chơi “ Nhanh tay cướp ghế” 

Chuẩn bị: 5 bài nhạc, 9 chiếc ghế 

Cách chơi: Lớp cử ra 10 bạn chơi, mỗi bạn đứng xếp vòng tròn xung quanh 9 chiếc ghế. Phát nhạc và các em sẽ vừa vỗ tay và đi xung quanh 9 chiếc ghế. Dừng nhạc, các em nhanh chóng ngồi vào chiếc ghế gần với mình nhất. Người không nhanh sẽ không cướp được ghế, trò chơi sẽ tiếp tục và loại dần các bạn để tìm ra người thắng cuộc. 

Lợi ích: Tăng khả năng cảm nhận âm nhạc, độ nhạy bén và nhanh nhẹn. 

Trò chơi “ Nhanh tay cướp ghế” 
Trò chơi “ Nhanh tay cướp ghế”

20. Trò chơi “ Thần giao cách cảm” 

Chuẩn bị: những nội dung ngắn, liên quan đến chủ đề, hoạt động cụ thể. 

Cách chơi: Cử 5 bạn của lớp lên thực hiện hành động. Với mỗi chủ đề, các em sẽ thực hiện hành đó theo chủ đề đó. Nếu cả 5 bạn làm hành động giống nhau sẽ được tính là 1 điểm. Nhóm nào được nhiều hành động giống nhau, nhiều điểm nhất là nhóm chiến thắng. 

Lợi ích: Giúp các em có thể nâng cao tinh thần đoàn kết, sự hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. 

Trò chơi “ Thần giao cách cảm” 
Trò chơi “ Thần giao cách cảm”

21. Trò chơi “Thực hiện hoạt động theo yêu cầu” 

Chuẩn bị: 10 vòng tròn to 

Cách chơi: 10 bạn xung phong tham gia trò chơi sẽ đứng ngay dưới ô tròn đã được vẽ. Người tổ chức sẽ hô những mệnh lệnh như: “ Bước vào”, “Bước ra”, Sang trái”, “Sang phải”,… Các em nghe hiệu lệnh sẽ thực hiện theo, nếu sai sẽ bị loại, nếu đúng sẽ được nhận phần quà. 

Lợi ích: Mang đến cho các em sân chơi lành mạnh, rèn luyện thân thể. Thúc đẩy tăng khả năng phản xạ và lắng nghe. 

Trò chơi “Thực hiện hoạt động theo yêu cầu” 
Trò chơi “Thực hiện hoạt động theo yêu cầu”

22. Trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”

Chuẩn bị: những từ ngữ đã bị sai dấu chính tả: dấu huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng 

Cách chơi: Người tổ chức sẽ ghi từ bị sai chính tả ra bảng, giấy. Sau đó các em sẽ giơ tay khi phát hiện lỗi sai và sửa lại từ ngữ cho đúng chính tả. 

Lợi ích: Nhanh tay nhanh mắt là trò chơi thú vị, giúp các em tăng khả năng nhận biết từ ngữ, khả năng phản xạ và độ nhạy bén. 

Trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”
Trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”

Tổng hợp 15 trò chơi trong nhà cho trẻ hấp dẫn bổ ích 2024

Tư vấn Kịch Bản sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0814.024.666

Trò chơi không chỉ mang đến những khoảng thời gian vui vẻ mà còn nâng cao các kỹ năng mềm cho học sinh. Tạo cho các em nhỏ một sân chơi bổ ích và lành mạnh. Với những chia sẻ phía trên, LuxEvent hy vọng các bạn có thể áp dụng để thực hiện cho các em học sinh chơi và trải nghiệm. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0814024666

Email: info@luxevent.net

Trang web: https://LuxEvent.net

Trụ sở chính: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 87 Lê Thị Tính – An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng

Chi nhánh TP. HCM: tòa nhà Vincom Center – 72 Lê Thánh Tôn – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP. HCM

Theo dõi thêm các mục trò chơi khác cho trẻ em:

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Chủ đề quan tâm

Đăng ký tư vấn

""
1
Họ và tên*your full name
Số điện thoại*your full name
Nội dungmore details
0 /
Previous
Next
Tư vấn ngay 0814.024.666